EU từ chối 17 lô hàng Nông thủy sản chứa thủy ngân cấm sử dụng

14/17 lô hàng bị EU từ chối và giám sát có mức rủi ro phán quyết là "Nghiêm trọng".

132 1 Eu Tu Choi 17 Lo Hang Nong Thuy San Chua Thuy Ngan Cam Su Dung

Cá biển đông lạnh. (Ảnh minh họa/Shutterstock)

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU (Bộ Công Thương) cho biết trong giai đoạn từ ngày 1/1 – 1/5/2019, Hệ thống Cảnh báo Nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn và thực phẩm nguy cơ gây rủi do cho sức khỏe cộng đồng (RASFF) thông báo có 9 lô hàng thủy sản và 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU.

Nguyên nhân là những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU do chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

8 lô hàng bị từ chối nhập khẩu

Theo RASFF, 8 lô hàng nông sản (hạnh nhân Úc) xuất xứ Việt Nam bị Tây Ban Nha từ chối nhập khẩu với mức rủi ro phán quyết là "Nghiêm trọng". 

Kết quả giám định cho biết 8 lô hàng đều chứa Aflatoxin, tổng hàm lượng từ 21,7 microgram/kg đến trên 24 microgram/kg. Trong đó, 7 lô phát hiện có xuất hiện độc tố Aflatoxin B1 với hàm lượng từ 17,2 microgram/kg đến bằng và lớn hơn 24 microgram/kg.

9 lô hàng bị cảnh báo, giám sát

Trong 9 lô hàng thủy sản (cá và sản phẩm từ cá), có 6 lô hàng có mức rủi ro phán quyết là "Nghiêm trọng", 3 lô "Không nghiêm trọng". 

Pháp đánh dấu "Cảnh báo" đối với:

  • lô hàng ngày 24/4 – cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga) đông lạnh từ Việt Nam, qua Tây Ban Nha, được chế biến tại Pháp; lượng histamine qua kiểm tra là 1.344 mg/kg – ppm.
  • lô hàng ngày 5/3 – phi lê cá thu ngàng (Wahoo) đông lạnh (Acanthocybium solandri) từ Việt Nam; chất gây ngộ độc ciguatera có trong 4/4 mẫu.

Lô hàng ngày 17/4 bị Pháp đánh dấu "Thông tin cần chú ý". Kết quả giám định cho thấy có cadmium (0,08 mg/kg – ppm) và thủy ngân (1,78 mg/kg – ppm) trong cá cờ gòn đông lạnh (Makaira indica) từ Việt Nam.

Úc đánh dấu "Thông tin cần theo sát" đối với lô hàng ngày 16/4 – chất chlorpyrifos (0,069 mg/kg – ppm) và chất fipronil (0,085 mg/kg – ppm) được tìm thấy trong cá Swai phi lê đông lạnh (Pangasius bocourti) từ Việt Nam, qua Đức.

Na Uy đánh dấu "Thông tin cần chú ý" đối với lô hàng ngày 18/3 – vi khuẩn Vibrio cholerae và Vibrio parahaemolyticus có trong tôm đông lạnh từ Việt Nam.

Bỉ đánh dấu "Cảnh báo" đối với lô hàng ngày 12/3 – thủy ngân (1,68 mg/kg – ppm) có trong cá cờ kiếm cắt miếng đông lạnh (Xiphias joyius) từ Việt Nam.

Lô hàng ngày 7/1 bị Bỉ "Từ chối nhập khẩu" do phát hiện chất bị cấm sử dụng Leucomalachite green (LMG) (40,44 Daog/kg – ppb) có trong cá da trơn đông lạnh từ Việt Nam.

Hà Lan đánh dấu "Thông tin cần chú ý" đối với lô hàng ngày 25/2 – thủy ngân (1,33; 1,56 mg/kg – ppm) có trong mẫu thịt thăn cá cờ marlin đông lạnh từ Việt Nam.

Trong giai đoạn 2002-2013, nông sản, thủy sản Việt Nam bị EU từ chối nhập khẩu khoảng 40% sản lượng (do tồn dư kim loại nặng, ô nhiễm vi sinh…), đứng đầu danh sách các nước bị EU từ chối nhập khẩu (tiếp đến là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan).

Năm 2018, khoảng 80 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị EU và các thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo chất lượng và bị trả về.

Nguồn: Hoàng Anh - Nguyễn Quân/ trithucvn.net

 


© 2024 | Thời báo PHÁP



 

Related Articles

Liên hệ

logo thoibaophap trans white 160x65

Thời báo PHÁP

22-34 rue Jules Verne, Levallois-Perret

Paris 92300

Tìm bài